Cách làm món ngon đủ chất cho bé từ 1-2 tuổi

Ở độ tuổi từ 1-2 tuổi là lúc các bố các mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất và có chế độ ăn uống đa dạng để tạo sự phát triển cho sức khỏe của bé cả về trí não và cơ thể.

Ở tuổi này, bé đã có thể tham gia vào các bữa ăn gia đình, đồng thời cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các món ăn luôn thay đổi. Bạn thử tài với những “món Tây” này để bữa ăn của bé thêm đa dạng nhé. Dưới đây là vài món ngon mà Blog 100 món ăn ngon tốt cho sức khỏe của bé muốn chia sẻ đến các mẹ, các bà nhé.
Độ tuổi từ 1 - 2 tuổi nên bổ sung đa dạng thực đơn cho bé nhé các mẹ.

1. Rau củ chiên giòn

Bạn có thể sử dụng khoai lang, khoai tây, khoai môn cao, cà rốt, củ cải… cắt lát mỏng và hành tây cắt lát tròn để làm món này. Bạn hãy cho nhiều dầu vào chảo, đun thật nóng rồi lần lượt cho các nguyên liệu vào chiên giòn. Nên chuẩn bị sẵn một chiếc đĩa lớn lót giấy thấm dầu để đựng rau củ đã chiên xong. Có thể rắc chút muối để món ăn được đậm đà. Đây là món trẻ thường ưa thích nhờ độ giòn tạo ra âm thanh vui tai, mà bé lại có thể tự bốc ăn thoải mái.

2. Xúc xích gà, khoai tây nghiền

Nguyên liệu:

- Thịt gà: 3 miếng ức

- Hành tây: 1/2 củ nhỏ

- Táo ½ trái

- Vụn bánh mì 2 muỗng gạt

- Khoai tây 1 củ vừa

- Sữa, bơ, gia vị, bột mì, dầu ăn

Cách làm: Thịt gà nạc xay nhỏ, cho vào chén, thêm hành tây băm nhuyễn, nửa trái táo ghiền cùng với vụn bánh mì và chút gia vị, trộn đều, để 5 phút cho thấm rồi vắt lại thành hình cây xúc xích. Lăn cây xúc xích qua bột mì rồi chiên vàng. Khoai tây gọt vỏ, xắt lát, hấp chín mềm, nghiền nhuyễn khi còn nóng rồi trộn bơ và chút muối. Khi dọn, bạn nhớ nặn khoai tây nghiền thành hình tròn, viền bằng xốt cà chua rồi đặt lên cây xúc xích được trang trí thêm đậu Hà Lan làm mắt mũi, hai sợi cà rốt làm râu. Như thế là bé yêu đã có thể ăn… chú ốc sên ngon lành rồi đó.

3. Pizza nhỏ xinh

Nguyên liệu:

- Bánh mì tròn 1 cái

- Bí ngòi 1 khúc độ 3 đốt tay

- Nấm rơm chừng 10 cái

- Xốt cà, pho mai nạo, bơ, hành tây, gia vị

Cách làm: Bổ đôi chiếc bánh mì tròn, nướng vàng giòn. Làm nóng bơ, phi hành xào bí ngòi và nấm đã băm nhỏ. Phết xốt cà chua và rắc pho mai lên mặt bánh, rải bí ngòi và nấm lên trên. Để món ăn hấp dẫn, bạn hãy trang trí thành mặt chú chó hay chú mèo đáng yêu. Nhớ rủ bé cùng làm để bé cảm thấy món ăn ngon hơn – vì có công sức của bé mà!

Nguồn: dutchlady

7 món ăn tốt cho sức khỏe bé mỗi sáng

Bữa sáng là bữa rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Cùng Blog 100 món ăn tốt cho sức khỏe điểm 7 món ăn ngon tốt cho sức khỏe của bé yêu nhé.

Bữa sáng cho bé là một trong những điều quan trọng mà các me, các chị em không được quên hoặc chuẩn bị sơ sài khi cho bé ăn. Đối với cơ thể bé đặc biệt là các bé mới cai sữa, hoặc mới bắt đầu tập ăn cần phải hết sức lưu ý vấn đề thực đơn dành cho bé sao cho sức khỏe bé được tốt nhất và đảm bảo nhất. Việc bổ sung hàm lượng các chất cũng như các vitamin trong các món ăn sẽ giúp cho trí não, cơ thể,.. của bé khỏe mạnh, năng động. Các mẹ nên lưu ý tránh tình trạng bỏ bữa vì thói quen, hay vì lý do này khác mà bỏ bữa nó khiến dẫn đến tình trạng thiếu đường trong máu, lượng đường trong máu thấp hơn bình thường, não hoạt động thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến gầy còn, hay đau ốm. Dưới đây là 7 món ăn ngon tốt cho sức khỏe của bé mỗi sáng mà các mẹ cần lưu ý và bổ sung cho bé mà Blog 100 món ăn tốt cho sức khỏe muốn gửi đến các bà mẹ nhé.

7 loại thức ăn tốt cho sức khỏe của bé mỗi sáng mà các mẹ cần lưu ý.

 1. Trứng

 Trứng là món ăn tốt cho sức khỏe bổ sung nhiều vitamin

 Trứng là một trong những sự lựa chọn lý tưởng dành cho bữa sáng của trẻ. Trứng là loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng cao. Trong trứng có chất đạm, chất béo, một ít chất bột đường, nhiều loại vitamin, chất khoáng. Chất đạm trong lòng trắng trứng có thành phần các acid amin toàn diện với tỉ lệ cân đối, có giá trị sinh học đặc biệt cao hơn các loại đạm khác, được hấp thu và sử dụng gần như hoàn toàn trong cơ thể. Lòng đỏ trứng có nguồn chất béo rất quí chứa Lecithin. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Đối với trẻ các chị em nên cho bé ăn lòng đỏ trứng nó sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé. Đây là một trong những món ăn tuyệt vời cho bữa sáng của trẻ nhưng các chị em không nên cho con ăn quá thường xuyên vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

 2 Sữa chua 

Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn sáng dành cho bé. Sau món chính các chị em có thể tập cho bé thói quen kết thúc bữa sáng bằng món tráng miệng là sữa chua. Đây là món ăn được đánh giá cao và cũng là một trong số những thực phẩm tốt giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ. Với 1-2 hộp sữa chua ăn, trẻ đã được cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu canxi cơ thể cần mỗi ngày. Sữa chua là nguồn canxi tốt dễ hấp thu nhất cho cơ thể. Và buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi. Một cốc sữa chua trộn hoa quả vào buổi sáng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bé tràn đầy năng lượng trong ngày. Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Mẹ lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua xong nên uống vài thìa nước lọc tráng miệng để tránh bị sâu răng hay bị vi khuẩn tấn công.

Sữa chua cung cấp 20-25% canxi cho cơ thể -1 trong 7 đồ dùng cung cấp nhiều chất cho sức khỏe

3 Chuối

 Chuối cũng là thực phẩm tốt dành cho bữa sáng của trẻ. Chuối chứa nhiều chất xơ, kali, các loại vitamin C, B2, B6... cần thiết cho trẻ. Chuối còn là loại quả giúp trị rối loại tiêu hóa ở trẻ, loại bỏ vi khuẩn có hại cho đường ruột. Đồng thời vị ngọt của chuối giúp bé no lâu và không có cảm giác đói sớm mỗi khi chờ đợi đến bữa ăn trưa. Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi. Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Không như những loại hoa quả khác, chuối rất an toàn và vô cùng tiện lợi.

 4 Ngũ cốc

 Ngũ cốc là món điểm tâm nhẹ cho bữa sáng của bé. Bữa sáng chị em đầy đủ các chất đạm, béo, carbohydrate. Trong đó tỷ lệ carbohydrate trong ngũ cốc là lớn nhất. Tuy nhiên chị em nên nhớ nếu bữa sáng cho trẻ ăn quá nhiều bánh mì, cơm, ngũ cốc sẽ khiến bé bị dư thừa năng lượng không cần thiết. Do vậy bữa ăn chỉ có ngũ cốc mà thiếu đạm thì não sẽ hoạt động kém linh hoạt, bé dễ bị buồn ngủ. Do vậy chị em chỉ nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải. Đồng thời trong bữa sáng chị em không nên cho bé sử dụng bánh ngọt. Chúng sẽ làm tăng nồng độ đường huyết nhanh một hai giờ rồi sau đó tụt xuống sớm. Nếu cho bé ăn bánh ngọt buổi sáng sẽ khiến bé có cảm giác mệt mỏi, cồn cào dạ dày và tiếp tục thèm muốn những món ngọt khác để thỏa mãn sự tăng và hụt đường huyết đột ngột.

5 Sữa tươi hoặc sữa công thức 

Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng của trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ cho trẻ uống một cốc sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường. Đặc biệt nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Nếu bé đã ăn dặm buổi sáng, mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó.

6 Dưa hấu 

Dưa hấu là một loại trái cây quen thuộc có vị ngọt, nhiều nước, màu sắc bắt mắt sẽ là nguồn cung cấp lycopene thiết yếu, các loại vi chất giúp tăng cường thị thức, tim mạch và ngăn ngừa bệnh ung thư. Loại trái cây này cũng giúp cung cấp nước, và giữ ẩm cho bé. Nhờ đặc tính ít calo, nhiều nước mà mẹ nên chọn dưa hấu cho bữa sáng của bé vì lượng nước trong dưa hấu cũng sẽ giúp trẻ đủ no cho đến khi ăn trưa.

7 Nước ép trái cây

 Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là mẹ cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây bằng một ống hút và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.

Kết luận: Trên đây 7 loại thực phẩm, món ăn nên bổ sung cho bé mỗi sáng để tăng sức đề kháng, trí tuệ và sự phát triển toàn diện cơ thể của bé trong giai đoạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, dưỡng chất để bé phát triển toàn diện nhé